Quan hệ quốc tế Sudan

Sudan thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết; có quan hệ tốt với các nước Đông Âu, Nga, Ả Rập, châu Phi, IranTrung Quốc. Trung Quốc có nhiều đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và dầu mỏ tại Sudan.

Mỹ xếp Sudan vào "danh sách các nhà nước khủng bố"; áp đặt luật cấm vận kinh tế hoàn toàn với Sudan ngày 3 tháng 11 năm 1997; lệnh bắt Tổng thống Sudan của Tòa án Hình sự Quốc tế ngày 4 tháng 3 năm 2009 được Mỹ, Pháp, Anh, Đức ủng hộ.

Sudan là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quan sát viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...

Sudan có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan.

Trong lịch sử, Liên Xô đã giữ mối quan hệ mật thiết với Sudan. Nhưng khi Liên Xô tan rã, Tổng thống Nga đầu tiên Boris Nikolayevich Yeltsin đã cáo buộc Sudan "phạm tội ác nhân loại dã man", và ủng hộ trừng phạt Sudan. Đến năm 2000, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đã cố thiết lập lại quan hệ, song sự thiếu quan tâm của Nga với Sudan khiến Sudan vẫn nghi kỵ với Nga.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sudan http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003466.php http://www.aljazeera.com/video/africa/2011/06/2011... http://www.csmonitor.com/World/Africa/2011/0106/Su... http://www.news24.com/World/News/Discontent-over-S... http://www.nytimes.com/2006/10/24/world/africa/24s... http://www.reuters.com/article/2009/05/21/ozatp-su... http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-15-voa10... http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-15-voa20... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11880521p